back to top
32.8 C
Chư Sê
Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024
Home Blog

Thư Ngỏ – Phát Tâm Xi Măng Hùn Phước Kiến Tạo Tượng Đài Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát

THƯ NGỎ
V/v Phát Tâm Xi Măng Hùn Phước Kiến Tạo Tượng Đài Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính thưa quý Phật tử,

Nam Mô U Minh Giáo Chủ Cứu Khổ Bổn Tôn Cứu Bạt Minh Đồ Đại Thánh Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính Bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni

Kính Thưa quý Phật tử thiện nam tín nữ gần xa,

Nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm 19/09 vừa qua, Chùa Phước Viên H’Bông đã tổ chức Khóa Tu Mùa Thu và đặt đá kiến lập tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát. Vừa rồi, sau Khóa Tu An Lạc Một Ngày 14/10 hoàn mãn, đến Rằm tháng 10, Bổn tự Chùa Phước Viên đã chính thức khởi công giải phóng mặt bằng và múc móng Kiến lập Tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát.

Thời gian qua, Bổn tự đã nhận được những tấm lòng phát tâm Bồ đề cúng dường kiến lập Tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát: TT. Thích Giác Nhàn cúng 100 triệu, quý Phật tử tham dự Khóa Tu An Lạc vừa qua 75 triệu đồng, (đệ tử TT. Giác Nhàn phát tâm 100 triệu, sẽ chuyển cúng vào đầu tháng tới). Gia đình cô Hảo và quý Phật tử Hà Nội cúng sắt và một phần công thợ trị giá 250 triệu, quý Phật tử Chùa Mỹ Thạch, Chùa Phước Viên, và Pleiku… cúng chung khoảng 110 triệu…….

Tổng số tịnh tài Bổn tự đã nhận được là 550 triệu. Dự kiến Công trình Tượng Đài Địa Tạng gần 2 tỉ đồng.

Hiện tại công trình đang thi công và rất cần Xi Măng (tổng công trình khoảng 100 tấn xi măng), xi măng đang làm là xi măng Hoàng Thạch, một bao là 100 ngàn (một tấn là 2 triệu).

Tượng Đài Địa Tạng Bồ Tát là Công trình tâm linh đặc biệt hồi hướng báo hiếu Ông Bà, Cha Mẹ, Cửu huyền Thất tổ, pháp giới chúng sanh: Chúng Sanh Độ Tận Phương Chứng Bồ Đề, Địa Ngục Vị Không Thệ Bất Thành Phật, Đại Từ Đại Bi, Đại Thánh Đại Nguyện, Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát…

Bổn tự rất mong được đón nhận sự phát tâm cúng xi măng từ quý Tôn đức và quý nam nữ Phật tử gần xa. Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát.

H’Bông ngày 19/10/Quý Mão
Trụ Trì Chùa Phước Viên
Đại Đức Thích Quảng Phước

Quý Phật tử phát tâm cúng dường có thể gửi trực tiếp tại bàn trực khách, văn phòng Ban liên lạc hoặc thông qua số tài khoản của chùa:
Tiếp nhận thông qua số tài khoản:

  • Ngân hàng: Vietinbank
  • Tên chủ tài khoản: NGUYEN TAN LOI (Đại Đức Thích Quảng Phước)
  • Số tài khoản VNĐ: 1008 6212 8777
  • SWIFF: ICBVVNVX182
  • Nội dung chuyển khoản: PTXMHPKT (Phát Tâm Xi Măng Hùn Phước Kiến Tạo)

Xin cảm niệm công đức mọi sự quan tâm và đóng góp về vật chất lẫn tinh thần quý phật tử dành cho Phật Giáo Chư Sê. Mọi sự phát tâm cúng dường sẽ được nhà chùa phương danh sau khi khóa tu kết thúc.
Nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho quý Phật tử thân an tâm lạc, vạn sự kiết tường, sở cầu sở nguyện đều được như ý.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Vì sao gọi Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi quý báu?

Đức Thế Tôn trong kinh Niệm Phật Ba La Mật thuyết: “Tam bảo là chỗ về nương tựa của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sinh qua thấu bờ bên kia.”

Tam bảo là gì?

Nhân loại thường cho vàng bạc, ngọc ngà châu báu hay quyền cao chức trọng là quý. Nhưng thử hỏi khi gặp chuyện mất mát đau thương, quyến thuộc xa lìa hoặc bị giặc cướp, bệnh tật trầm kha… thì các thứ ấy có thể làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho ta được hay không?

Phật là con người đã hoàn toàn tự tại, giải thoát nhờ phước huệ song tu với tinh thần vô ngã vị tha. Pháp là những lời dạy chân chính của Phật qua sự trải nghiệm trong tu chứng nên thấy rõ chúng sinh sống chết luân hồi đều do mình tạo lấy. Tăng là những người truyền thừa thay Phật hoằng dương Chánh pháp, sống trong tinh thần Lục hòa, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần chia vui sớt khổ, phục vụ vì lợi ích chúng sinh.

Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Tăng là những người hiến trọn đời mình cho mục đích trên cầu thành Phật, dưới hoằng hóa độ sanh vì lợi ích con người. Nhờ có chư Tăng, Ni thay Phật hoằng truyền những lời dạy của Ngài khiến cho Chánh pháp được mở mang rộng rãi đến với tất cả mọi người. Những ai hấp thu được tinh ba của Phật pháp sẽ ngày càng được an vui, hạnh phúc hơn và sẵn sàng an ủi, sẻ chia, giúp đỡ tha nhân vì tình người trong cuộc sống.

Nhưng Tăng cũng có nhiều loại, đại khái lược có ba là Bồ Tát Tăng, Thanh Văn Tăng và Phàm Phu Tăng. Đây là Tăng bảo chân chánh xứng đáng được mọi người y chỉ tu học và tôn kính cúng dường.

Chúng ta nên hiểu đúng về Tam Bảo

Phật tùy duyên giáo hóa và đã nhập Niết bàn, nay chỉ còn lại những lời vàng ngọc của Ngài. Chư Tăng thay Phật truyền trì Chánh pháp, hiến trọn đời mình cho sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh.

Tăng phàm phu là những người chân thật nguyện hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ và giải thoát, đang kế thừa con đường Phật đạo, tuyên dương Chánh pháp giúp cho mọi người bớt khổ thêm vui, luôn làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Phàm phu Tăng tuy chưa thành tựu đạo quả nhưng vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn mọi người biết cách dứt ác làm lành nhờ tin sâu nhân quả nên chính vì vậy ai phát tâm cúng dường phàm phu Tăng vẫn được phước báo không thể nghĩ bàn.

Pháp là những lời dạy của Đức Phật để chúng sinh nương tựa vào giáo Pháp của Ngài
Pháp là những lời dạy của Đức Phật để chúng sinh nương tựa vào giáo Pháp của Ngài

Thực tế trong cuộc đời này phàm phu Tăng là số đông gần gũi với chúng ta nhất. Phàm phu Tăng chân thật tu hành thuyết pháp độ sanh mang tinh thần của các vị thánh Tăng Bồ Tát và thánh Tăng Thanh Văn.

Phàm phu Tăng là số đông nên quý Phật tử dễ gần gũi và tiếp cận hơn, chúng ta vẫn học hỏi được những điều hay lẽ phải để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.

Nói tóm lại, tin sâu Tam Bảo là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng. Khi chúng ta tin thì không nên thần tượng hóa vì thần tượng hóa dễ sụp đổ và mất tín tâm. Ta chỉ thấy thầy mình hay, thầy mình giỏi nên dễ dẫn đến tư tưởng phê bình, chỉ trích người khác, do đó làm mất đi sự hoà hợp trong Tăng đoàn gây sự chia rẽ.

Tăng là đoàn thể sống trong an vui, hòa hợp. Vì lợi ích số đông mà nhiều người cùng sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tinh thần vô ngã vị tha.

Quy y Tam Bảo, ý nghĩa và tầm quan trọng

Trong cõi đời vô thường này mới thấy đó nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh mà nay đã tán gia bại sản, cửa nát nhà tan, con cái chia lìa. Duy chỉ có Tam bảo Phật-Pháp-Tăng mới giúp chúng ta vượt qua biển khổ sông mê, vươn lên vượt qua số phận tối tăm để làm mới lại chính mình bằng cách dứt ác làm lành, giữ tâm ý trong sạch nên mới gọi là ba ngôi báu.

Tam bảo là ngọn đèn sáng giúp cho con người vượt qua si mê, tối tăm, mờ mịt. Tam bảo có khả năng chuyển hóa phiền não, khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nhờ Tam Bảo ta biết được điều hay lẽ phải, biết rõ sự thật cuộc sống con người và muôn loài vật đều phải nương nhờ vào nhau mới bảo tồn mạng sống.

Chính vì vậy, người Phật tử chân chính cần phát triển lòng từ bi thương yêu bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Do đó, Tam bảo Phật-Pháp-Tăng như ba viên ngọc quý không gì có thể so sánh được. Và Tam bảo có sáu ý nghĩa không thể nghĩ bàn:

Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo không thể có được. Phật-Pháp-Tăng cũng lại như vậy, dù người ở sát bên chùa nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam bảo để tu học nên gọi là hy hữu.

Khóa thu mùa hè 2023
Ngôi báu thứ ba chính là Tăng Bảo, là những nhà tu hành dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, hướng đến sự giải thoát.

Học Phật tại gia như thế nào?

Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác mà hay làm những việc thiện lành, tốt đẹp như ngọc ma ni trong sáng, sạch đẹp không tỳ vết, khó vấy bẩn. Phật-Pháp-Tăng cũng lại như vậy, giúp cho chúng ta xa lìa phiền não tham-sân-si nên gọi là ly cấu.

Ba là nghĩa thế lực, như châu báu ở thế gian có thế lực lớn giúp con người vượt qua nghèo khó, còn có thể dùng để trị bệnh trúng độc. Tam Bảo cũng lại như thế, có đủ Tam minh Lục thông tùy cơ ứng biến dứt kiếp nghèo khổ, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi nên gọi là thế lực.

Bốn là nghĩa trang nghiêm, như châu báu ở thế gian làm đồ trang sức cho thân thể trở nên xinh đẹp, lộng lẫy, ai cũng muốn ngắm nhìn. Tam Bảo cũng lại như vậy, lấy nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên làm nền tảng để giúp con người làm chủ bản thân, tâm trí trở nên sáng suốt, thanh tịnh, làm việc chân chính nên gọi là trang nghiêm.

Năm là nghĩa tối thắng, như châu báu ở thế gian quý hơn tất cả mọi vật nhưng xét cho cùng không quý bằng mạng sống con người. Tam Bảo cũng lại như vậy, là pháp thù thắng hơn hết có khả năng giúp đỡ mọi người vượt qua biển khổ sông mê, sống an vui, bình yên và hạnh phúc nên gọi là tối thắng.

Sáu là nghĩa bất biến (không thay đổi), như vàng ròng ở thế gian dù đập, nấu, mài, dũa vẫn không thay đổi bản chất. Tam Bảo cũng lại như vậy, người thân cận Tam Bảo tất được an vui, bình yên, hạnh phúc nhờ sống trở lại Phật tính sáng suốt nương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý nên không bị vô thường chi phối, nước không thể cuốn trôi, lửa không thể thiêu đốt, do đó gọi là bất biến.

Ý nghĩa 3 nén hương trong Phật giáo

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Quý Phật Tử có thể tìm hiểu thêm: Quy Y Tam Bảo – TT. Thích Chân Quang

Lịch Sử Hình Thành Xe Hoa, Kiệu Hoa Phật Đản

Hằng năm cứ mỗi độ xuân qua hạ về, ngàn muôn đóa bạch liên khoa sắc, vạn ức hồng liên tỏa hương thơm ngát là hàng trăm triệu người con Phật khắp mọi nơi trên thế giới hân hoan đón mừng một sự kiện vô cùng quan trọng trong Phật giáo, sự kiện đức Phật đản sanh kéo dài hàng tuần lễ gọi là tuần lễ Phật đản (từ mùng 08 đến 15 tháng tư âm lịch).

uần lễ Phật đản (từ mùng 08 đến 15 tháng tư âm lịch)
uần lễ Phật đản (từ mùng 08 đến 15 tháng tư âm lịch)

Vào những ngày này khắp mọi quốc gia Phật giáo trên thế giới: Từ cao nguyên thanh tạng nóc nhà thế giới ngàn năm tuyết phủ của Tây Tạng huyền bí, cho đến hải đảo phù tang rợp bóng anh đào của quốc gia Nhật Bản; từ đại lục Trung Hoa mênh mông cho đến quốc đảo sư tử giọt lệ đài trang của nước Tích Lan yên bình; từ đại ngàn đầy nắng gió của quốc gia Miến Điện cho đến đất kinh kì triệu voi nước Lào; từ đại lục xứ Ấn trầm hùng quê hương Phật giáo cho đến quốc gia duyên hải hình chữ S thân yêu nước Việt mến thương… trong các tự viện, chùa chiền, tịnh xá… đều long trọng tổ chức đại lễ Phật Đản cờ hoa muôn phương, phướng lọng rợp trời… cho đến nhiều nhà dân Phật tử cũng treo đèn kết hoa, biểu ngữ, trên các nẻo đường nhiều khi còn có cả xe hoa, kiệu hoa, thuyền hoa… tạo nguồn sinh khí an lành, mang nguồn an vui hạnh phúc đến cho nhân loại.

Sự hình thành xe hoa, kiệu hoa rước Phật trong ngày Phật đản

Nguồn gốc ý nghĩa về đại lễ Phật Đản phần lớn mọi người đều biết đến, nhưng ý nghĩa sự hình thành xe hoa, kiệu hoa rước Phật trong ngày Phật đản lại ít người được tri tường.

Ngược dòng thời gian xuôi về quá khứ với gần ba ngàn năm về trước, tại một vùng bình nguyên rộng lớn của dãy Hy mã lạp sơn có một quốc gia hùng cường thanh bình thịnh trị mang tên Ca-tỳ-la-vệ, dưới sự trị vì của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma-ya. Lịch sử Phật giáo ghi rằng: Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-ya tuổi ngoài bốn mươi vẫn chưa có con nối dỗi…

Vua và hoàng hậu hằng ao ước, cầu nguyện, làm bao điều phước thiện hằng mong có một người con tiếp nối điện ngọc, ngai vàng… Một đêm nọ hoàng hậu Ma-ya nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà khai hông bên hữu đi vào trong bụng, chợt mình tỉnh giấc thấy người khoan khoái an lạc vô cùng biết mình có mang thánh thai. Các nhà tiên tri, đạo sĩ đều cho biết rằng Hoàng hậu sẽ sớm sanh một hoàng thái tử tài trí siêu việt, lớn lên sẽ trở thành một bậc đế vương cai trị cùng khắp bốn châu thiên hạ…

Gần đến ngày sanh hạ, theo phong tục bấy giờ, Hoàng hậu đã xin phép vua Tịnh Phạn và hoàng gia về lại quê hương mình đợi ngày sinh hạ. Trên đường về lại quê hương vua Thiện Giác (Vua cha của mình), giữa đường đến một hoa viên tú lệ tên Lâm-tỳ-ni, muôn hoa khoe sắc, muôn chim ca hót, hương thơm ngạt ngào… Hoàng hậu cho đoàn tùy tùng dừng bước thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt vời của hoa viên, lúc dạo chơi đến gốc cây tên gọi Vô-ưu, hoa thơm lạ thường, sắc đẹp huyền ảo, Hoàng hậu vừa đưa cánh tay phải lên hái đóa hoa Vô-ưu, ngay lúc ấy Thái tử Đản sanh, bước đi bảy bước, có bảy đóa hoa sen đỡ chân …

Thái tử đưa một tay lên chỉ trời, một tay chỉ xuống đất tuyên bố cùng nhân loại: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn….  Có chín rồng phun nước, chư thiên trỗi nhạc tung hoa cúng dường Thái tử… Sau đó Thái tử nằm trong hoa sen như bao em bé bình thường… Hoàng hậu lập tức cho người báo về hoàng cung, vua Tịnh Phạn liền cho đoàn tùy tùng cùng với những kiệu hoa, xe hoa được kéo bởi đoàn voi ngựa trang nghiêm trọng thể rời hoàng cung đi rước Thái tử và Hoàng hậu từ Hoa viên Lâm-tỳ-ni trở về hoàng cung Ca-tỳ-la-vệ.

Sự kiện này là một sự kiện lịch sử trọng đại đã trở thành hình tượng và ý nghĩa để hàng triệu người con Phật thời sau khắp nơi trên thế giới trang hoàng xe hoađể tái hiện lại hình, kiệu hoa  ảnh thiêng liêng: Lễ Rước Phật Đản Sanh. 

Lịch sử lễ rước Phật Đản Sanh bằng xe hoa, kiệu hoa có nguồn gốc từ Ấn Độ xa xưa. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, những người con Phật xuất gia và tại gia muốn tái hiện lại hình ảnh rước Phật Đản Sanh từ vườn Lâm-tỳ-ni về thành Ca-tỳ-la-vệ; đặc biệt dưới sự phát tâm hộ pháp của những vị vua Phật tử thuần thành, lễ rước Phật được diễn ra vô cùng trang nghiêm và trọng thể.

Vua A Dục Vương (273-233 BC), sau khi quy ngưỡng về Phật pháp, đã trở thành Hộ Pháp A Dục ủng hộ Phật pháp tuyệt vời, hằng năm không những nhà Vua tổ chức lễ Rước Phật long trọng trang nghiêm, còn ra Chiếu chỉ khắc vào bia đá nhắc nhở thần dân phải tổ chức lễ Rước Phật… Chỉ dụ số 4 của vua A Dục được các nhà Khảo cổ học phát hiện tại Kandaha ghi rằng: “Vào ngày lễ Đản Sanh mỗi năm phải tổ chức trọng thể thiết lập lễ Rước Phật.”

Ngài Pháp Hiển (319-414) người Trung Hoa, gần 16 năm Tây du Ấn Độ đã kể lại lễ Rước Phật tại nước Vu Điền (Khotan, một quốc gia thuộc Ấn Độ cổ) trong tác phẩm Phật Quốc Kí của mình như sau: “Lễ rước Phật từ mùng 01 đến hết tháng tư, lễ rước rất long trọng, xe kiệu nâng Phật cao hơn ba trượng, trang hoàng lộng lẫy…” Ngài Huyền Trang (596-664), gần 17 năm tu học nghiên cứu tại Ấn Độ cũng kể lại lễ Rước Phật tại Ấn Độ xưa trong tác phẩm Đại Đường Tây Vực Kí: “Tại nước Dao Tần (Kucha) lễ Rước Phật được tổ chức cực kì hoành tráng có đến 100 xe hoa nghinh Phật sơ sinh diễu hành trên khắp phố để toàn thể dân chúng được chiêm ngưỡng và lễ bái Phật.”

Lễ rước Phật nhân ngày Phật Đản tại các nước trên thế giới

Tại Trung Quốc và một số quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản…. lễ rước Phật được gọi là lễ Hành Tượng, có nghĩa là dùng các loại xe kiệu trang hoàng lộng lẫy bằng bảy báu, hoa hương, cờ phướng, lồng đèn… chở tượng Phật đi xung quanh khắp phố phường, cung thành… vào dịp lễ Phật Đản. Theo sách Pháp Uyển Châu Lâm: Thời Đông Tấn (318-420) đã đúc năm tượng Phật Sơ Sinh để rước trong lễ rước Phật. Thời Nam Bắc Triều, Thái Võ Đế nhà Ngụy (408-452) đã có chiếu chỉ thiết lễ rước kiệu Phật, chính vua và hoàng hậu rải hoa cúng dường đoàn xe kiệu rước Phật Sơ Sinh.

Theo sách Phật Tổ Thống Kí, Hiếu Võ Đế nhà Tây Ngụy (467-499) hạ chỉ: “Vào ngày Đản Sanh, các ngôi chùa lớn ở tại Lạc Dương phải trần thiết xe kiệu rước Phật vào cung đình; đồng thời chiếu chỉ quy định mỗi năm phải thiết lễ Phật Đản long trọng như thế, không khí lễ Phật thật hùng vĩ và tưng bừng.” Đặc biệt thời nhà Đường (618-907), thời đại hoàng kim của Trung Hoa, quốc gia hùng cường Phật giáo rất Phát triển, lễ rước Phật được diễn ra càng trọng thể to lớn và linh đình hơn…

Tại xứ sở hoa Anh đào, quốc gia Nhật Bản, từ thời Thánh Đức (574-622), lễ Phật Đản đã được phát triển và thịnh hành, ngoài việc trần thiết xe hoa, kiệu hoa rước Phật đản sanh, các ngôi chùa còn tổ chức phát chẩn, tế bần… đặc biệt là việc phát tâm kết hoa cúng Phật… Ngày nay, ngày Đản sanh đã trở thành ngày cắm hoa, còn gọi là lễ Hội hoa tại quốc gia này.

Tại các nước Phật giáo Nam truyền như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia… ngày lễ Phật Đản, lễ Rước Phật còn tổ chức trọng thể hơn; vì các quốc gia này, ngày Đản sanh còn được kết hợp với ngày lễ đức Phật thành đạo và Niết bàn còn gọi là lễ Tam Hợp, lễ Vesak. Ngày Lễ này đã được cả nhân loại tôn vinh là ngày lễ vô cùng thiêng liêng, lễ Hòa bình, lễ quốc tế Vesak Liên hợp Quốc… và được gần như các nước trên thế giới vinh danh tổ chức tại các trụ sở Liên Hợp Quốc của quốc gia mình từ năm 2000 đến nay.

Tìm Hiểu Lịch Sử Hình Thành Xe Hoa, Kiệu Hoa Phật Đản
Tìm Hiểu Lịch Sử Hình Thành Xe Hoa, Kiệu Hoa Phật Đản

Chính vì thế, ngày nay vào tuần lễ Phật Đản sanh (khoảng từ mùng tám đến 15 tháng tư âm lịch), tại các nước như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào… lễ Rước Phật được tổ chức trang nghiêm và hoành tráng, từng đoàn người kéo dài hàng vài km với kiệu hoa, xe hoa chở tượng Phật được kéo bởi những thớt voi, trang hoàng lộng lẫy, hương hoa, cờ hoa, phướng lọng, trống chiêng vang vọng khắp phố phường…

Lễ rước Phật nhân ngày Phật Đản tại Việt Nam từ xưa tới nay

Tại Việt Nam, lễ rước Phật cũng có lịch sử gần hai ngàn năm; Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỉ thứ nhất, và còn lưu dấu lại những ngôi chùa cổ kính thăng trầm cùng dân tộc như cùa Dâu, chùa Keo… Sách Ngô Chí có đoạn chép: “…Ở Giao Châu, khi ra đường người ta thường nghe tiếng kiểng, lẫn tiếng trống kèn những người rợ Hồ (chỉ các vị Tăng và Phật tử người Ấn) đi theo thắp hương hai bên có từng đoàn xe có mười người…” Đến triều đại nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1225-1400), hai triều đại thịnh trị quốc gia thái bình phát triển, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo, Phật giáo phát triển hy hoàng các nghi thức Phật Đản, rước Phật cũng đã được tổ chức trang nghiêm trọng thể.

Đại Việt Sử Kí Toàn Thư III, tờ 15A, tr.37: “Vua Lý Nhân Tông sau khi cho xây dựng trùng tu chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), hàng tháng cứ đến ngày Rằm, mùng một và mùng tám tháng tư Phật Đản, xa giá ngự đến đặt lễ Cầu an và nghi thức tắm Phật hàng năm làm lệ thường. Ngoài ra thời bấy giờ có tục nghinh rước Phật Pháp Vân, Pháp Vũ rất linh đình…” Đại Việt Sử Kí Toàn Thư IV, tờ 20B, tr.92 chép: “Đích thân vua Lý Cao Tông đến chùa Pháp Vân nghinh rước Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên để làm lễ cầu mưa, tục này còn duy trì đến thời Hậu Lê.” 

Sách Thơ Văn Lý Trần dịch văn bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh đã miêu tả rất chi tiết không khí lễ hội: “Nhà vua thân ngồi xe ngọc, đến mở tiệc chay. Hương hoa bày hình thức kỳ an, bồn chậu đặt lễ nghi tắm Phật. Trang sức tướng tinh thành cho năm chúng, hoặc hở vai tiến thoái nhịp nhàng; tạo đội ngũ thiên vương ở bốn phương, nâng khí cụ bồi hồi nhảy múa…. Sai phụng thường chỉnh đốn kiệu xe, khiến phong bá quét sạch bụi bặm. Khói trầm đàn như mây toả khắp sơn khê, bóng cờ phướng như ráng phô đầy các ngả. Chuông trống vang ầm, khánh tiêu rộn rã. Phía trước xe mây Tam bảo, đằng sau kiệu báu thánh hoàng. Dốc nghiêng xanh tía sáu cung, về hết trẻ già muôn nước. Điện hoa vắt ngang phía trước, chùa Phật mở rộng bên trong. Hội Tăng Ni trai khiết, diễn Giác Đế chân kinh. Hoàng đế nghiêm trang, đọc kệ đoạn cúi đầu tạ lễ. Cung nga khép nép, nghe kinh xong dâng sữa múa ca…”        

Theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo luôn thăng trầm đồng hành cùng dân tộc; từ thuở các vị vua Hùng dựng nước và giữ nước đã có hình ảnh của ông Bụt (Buddha – Phật) truyền dạy tâm ấn giúp Tiên Dung và Chữ Đồng Tử vượt qua những khó khăn thử thách giữa cuộc đời, lập nghiệp giúp dân… cho đến thời Việt Nam thể hiện chủ quyền dân tộc gần như các vị vua anh minh là những Phật tử anh dũng kiên cường tỏa rạng vinh quang dòng giống con Hồng cháu Lạc: Từ Lý Nam Đế (503-548, Vị vua lập nên nhà Tiền Lý, với khai quốc Vạn Xuân) cho đến Ngô Quyền (898-944, vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, với chiến thắng  Bạch Đằng nổi tiếng, kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam). Từ Đinh Bộ Lĩnh (968-979, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc, với Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập), đến Lý Công Uẩn (974-1028) khai sinh nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra một thời đại vàng son thái bình thịnh trị của dân tộc Việt. Từ Trần Thái Tông, Phật Hoàng Trần Nhân Tông… khai sinh một nền quốc giáo, Phật giáo với danh lam Yên Tử thiêng liêng… một triều đại huy hoàng uy danh của Đại Việt ba lần đại thắng Mông Nguyên… đến các đời chúa Nguyễn tiếp nối chí nguyện Phật hoàng Trần Nhân Tông (mở đất: Châu Ô, Châu Rí – mở mang đất Việt – phụng thờ Phật pháp), với Nguyễn Hoàng được mệnh danh là Chúa Tiên, với Nguyễn Phúc Nguyên mệnh danh là Chúa Sãi, Nguyễn Phúc Lan mỹ danh là chúa Hiền, Nguyễn Phúc Tần danh xưng chúa Nghĩa, Nguyễn Phúc Chu – vị vua Phật tử mỹ hiệu là Chúa Phật….. tất cả đều là những người con anh dũng và uy danh của dân tộc Việt, là đệ tử của đức Phật, cho nên họ phát tâm làm phúc thiện, hộ trì chánh pháp cũng như cung kính, long trọng tổ chức các đại Lễ Phật giáo như Phật Đản, Vu Lan… cầu nguyện quốc gia thái bình nhân dân an lạc đúng theo truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Phật Giáo như gắn chặt, có mặt hầu hết trên các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, đạo đức, v.v… đâu đâu cũng lưu lại hình ảnh của Phật Giáo. Đến khi Chúa Nguyễn Hoàng phát nguyện vào Nam khai hoang mở cõi kiến lập chùa Thiên Mụ…. một dãi trời Nam lại hiện bóng từ bi, Phật Giáo lại cùng với dân tộc vào miền đất mới, trong quá trình mở cõi tạo tác sơn hà, Phật Giáo lại chứng minh truyền thống đồng hành cùng dân tộc của mình, và chính nơi miền đất mới, dãi đất miền Trung mến yêu đã hình thành hai trung tâm Phật Giáo mới của Phật Giáo Việt Nam đó là: Trung tâm Phật Giáo thần kinh Thuận Hóa và Phật giáo Bình Định đất võ uy linh.

Việt Nam trong những thập niên trở lại đây, lễ Rước Phật tại đất thần kinh xứ Huế được xem là trang nghiêm ý nghĩa và long trọng nhất. Hình ảnh bảy đóa hồng liên nở rạng tỏa sáng trên dòng hương giang núi ngự, bên chùa Thiên Mụ cổ kính trầm hùng có thể được xem là biểu tượng thiêng liêng cho dân tộc Việt.

Hình ảnh của từng đoàn xe hoa, kiệu hoa rước Phật
Hình ảnh của từng đoàn xe hoa, kiệu hoa rước Phật

Hình ảnh của từng đoàn xe hoa, kiệu hoa rước Phật, cờ phướng rợp trời, có cả ngàn vạn chư Tăng cùng Phật tử thành kính trang nghiêm đưa rước từ chùa Diệu Đế đi khắp phố phường sông Hương qua Tràng Tiền, Đông Ba… về chùa Từ Đàm kéo dài hàng vài cây số quả thật là thiêng liêng và trọng thể biết dường nào. Ngày nay, với sự quan tâm của Chính phủ, của hầu hết người dân Việt, Phật giáo đã thật sự hưng thịnh, lễ rước Phật xe hoa, kiệu hoa… được tổ chức long trọng trang nghiêm cả ba miền Nam Trung Bắc.

Đặc biệt năm nay, PL. 2563 – DL. 2019, Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc lại được long trọng tổ chức ngay trên quê hương Việt Nam, có hơn 100 quốc gia trên thế giới về tham dự, hàng trăm triệu người con Phật trên khắp thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Đản Sanh của đức Từ Phụ, và chắc chắn hình ảnh ý nghĩa của lễ Rước Phật bằng xe hoa, kiệu hoa sẽ có mặt khắp mọi tỉnh thành, phố phường trên cả nước.

Trong đó xe hoa, kiệu hoa đặc biệt long trọng và hoành tráng nhất chắc chắn sẽ là trung tâm văn hóa Phật giáo chùa Tam Chúc, Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam.

Mùa Phật Đản Vesak LHQ, PL. 2363 – DL. 2019

TK. Thích Quảng Phước, cẩn soạn

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Đức Phật Nói

Có vị Thiên nhân nghĩ đến nỗi khổ của thế gian nên đến thỉnh vấn Đức Thế Tôn về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của con người sống ở trên đời.

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời
Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Với lòng thương tưởng chúng sinh, Phật(1) lần lượt đưa ra những lời giải đáp, nêu rõ các nguyên nhân khiến con người rơi vào cửa bại vong. Bao giờ cũng thế, lời Phật giản dị nhưng rất thực tế và bổ ích, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ và học tập:

Vị Thiên nhân

Về bại vong con người,

Con hỏi Gotama!

Con đến hỏi Thế Tôn,

Cửa vào của bại vong?

Đức Thế Tôn

Thật dễ hiểu thành công, 

Thật dễ hiểu bại vong,

Ưa mến pháp, thành công,

Thù ghét pháp, bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ nhất về bại vong,

Thứ hai, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ai mến kẻ bất thiện,

Không ái luyến bậc thiện,

Thích pháp kẻ bất thiện,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ hai về bại vong,

Thứ ba, mong Ngài nói, 

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ngưới tánh ưa thích ngủ,

Thích hội chúng, thụ động,

Biếng nhác, thường phẫn nộ,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy chúng con rõ,

Thứ ba về bại vong,

Thứ tư, mong Ngài nói,

Cửa vào cửa bại vong?

Thế Tôn

Ai với mẹ hay cha,

Già yếu, tuổi trẻ hết,

Tuy giàu không giúp đỡ,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ tư về bại vong,

Thứ năm, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Ai nói dối lường gạt,

Sa-môn, Bà-la-môn, 

Hay các khất sĩ khác,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vây, chúng con rõ,

Thứ năm về bại vong,

Thứ sáu, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người giàu có tài sản,

Có vàng bạc thực vật,

Hưởng  vị ngọt một mình,

Chính cửa vào bại vong?

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ sáu về bại vong,

Thứ bảy, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong. 

Thế Tôn

Người tự hào về sanh,

Về tài sản giòng họ,

Khinh miệt các bà con,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ bảy về bại vong,

Thứ tám, mong Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người đắm say nữ nhân,

Đắm sau rượu, cờ bạc,

Hoang phí mọi lợi sắc,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ tám về bại vong,

Thứ chín, mong ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Không vừa đủ vợ mình,

Được thấy giữa dâm nữ,

Được thấy với vợ người,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ chín về bại vong,

Thứ mười, xin Ngài nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Người trẻ tuổi đã qua,

Cưới cô vợ vú tròn,

Ghen nàng không ngủ được,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy, chúng con rõ,

Thứ mười về bại vong,

Thứ mười một, xin nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Đàn bà, hay đàn ông,

Rượu chè, tiêu hoang phí,

Được địa vị quyền thế,

Chính cửa vào bại vong.

Thiên nhân

Như vậy chúng con biết,

Thứ mười một bại vong,

Thứ mười hai, xin nói,

Cửa vào của bại vong?

Thế Tôn

Tài sản  ít, ái lớn,

Sanh gia đình hoàng tộc,

Ở đây muốn trị vì,

Chính cửa vào bại vong.

Bại vong này ở đời,

Bậc trí khéo quán sát,

Đầy đủ với chánh kiến,

Sống hạnh phúc ở đời.

Lời Phật dạy – Những lời vàng ngọc của Đức Phật

Lời Phật dạy – Những lời vàng ngọc của Đức Phật truyền dạy, chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm để giác ngộ cuộc sống và hành xử có văn hóa.

Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”
Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”

Lời Phật dạy

[ssredlist]
  • Kinh Đại Thừa Nghĩa: “Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu.”
  • Kinh Tâm Địa Quán: “Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì.”
  • Luận Đại Trí Độ: “Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được.”
  • Kinh Tiểu Địa Quán: “Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
  • Kinh Trung A Hàm: “Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổn, bề ngoài ngự phòng oán địch. Phật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạo phạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành.
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành.”
[/ssredlist]
Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
Kinh Tiểu Địa Quán: “Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền.”
[ssredlist]
  • Kinh Lăng Nghiêm: “Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin.”
  • Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị): “Vì muốn đến niết bàn, nên tin Phật pháp, cần phải nghe mới được trí huệ, chẳng phải buông lung mà thông suốt; được như vậy thì lo gì đời nầy không vào được cảnh giới cao tột.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Lòng tin làm nhơn cho nghe pháp, nghe pháp làm nhơn cho lòng tin.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội: “Đến bạn lành, được nghe pháp mầu nhiệm là được pháp các bậc thánh tôn yêu quí. Đức Như Lai trí tuệ hơn hết, trùm khắp hư không, nói ra giáo pháp, duy có Phật mới có thể hiểu thấu được. Vậy nên các ngươi cần phải nghe nhiều hiểu rộng chánh pháp, mới tin nổi lý chơn thiệt chánh pháp của Ta. Được làm thân người trong cõi người rất khó, mà được gặp giáo pháp Như Lai lại càng khó hơn. Vậy nên nghe được giáo pháp phải tinh tấn tu trì.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nhơn duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhơn duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhơn duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp.”
  • Luận Khởi Tín: “Nói lòng tin có 4 món: một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như; hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí; ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo; bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật.”
  • Kinh Niết Bàn: “Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Nếu có chúng sanh rõ tin Phật trí cho đến thắng trí, rồi tu các công đức để hồi hướng lòng tin. Những chúng sanh này ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh: xếp bằng mà ngồi trong chừng giây lát, thân thể sáng rực, trí tuệ công đức như các Bồ tát đầy đủ trọn vẹn.”
  • Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
  • Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm: “Nếu cầu Bồ đề để làm lợi ích chúng sanh, ấy là những kẻ vì chúng sanh hơn hết vậy; hạng nầy còn không thể so sánh huống là bậc trên nữa. Vậy nên đã được nghe các pháp này, kẻ trí thường sanh tâm vui pháp sẽ được đại phước không lường và mau được chứng đạo vô thượng.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: “Hoặc có người nói: Quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, do lòng tin làm nhơn. Thật ra chánh nhơn của bồ đề (tức chánh đẳng giác) tuy còn nhiều vô lượng, nhưng nếu nói lòng tin, tức đã bao quát hết rồi vậy.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Bồ đề Tâm là con đường lớn, vì có thể đưa người được vào cõi Nhất thế trí. Bồ đề Tâm là con mắt sáng, vì có thể xem thấy hết thảy đường chánh nẻo tà. Bồ đề Tâm là mặt trăng sáng, vì soi rõ các tịnh pháp đều viên mãn. Bồ đề Tâm là nước sạch, vì rửa sạch tất cả dơ bẩn phiền não. Bồ đề Tâm là ruộng tốt, vì nuôi dưỡng chúng sanh trong sạch.Bồ đề Tâm là hạt giống tất cả đức Phật, vì có thể sanh tất cả pháp các đức Phật.”
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn: ” Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Trăng Bồ đề trong mát, soi rốt ráo hư không, chúng sanh tâm nước sạch, bóng Bồ đề hiện ngay.”
[/ssredlist]
Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
Kinh Đại Bảo Tích: “Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin.”
[ssredlist]
  • Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Văn Ba-lị): Đức Phật biết mở giây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối với thần nhơn, chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn, là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ cao cả vậy.
  • (Cũng kinh này) Tỳ kheo nương Phật pháp mà sanh lòng tin: tin Đức Như Lai là: Thế Tôn, đẳng Chánh giác, Minh hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng Phu, Thiên nhơn sư. Ngài chứng quả an lành không bệnh; tu nhẫn nại và tinh tấn mức trung đạo, chứng quả chẳng hư ngụy, chẳng mê hoặc. Đúng như thật đối trước các bậc sư chủ: Chỉ rõ đạo nghĩa, an trụ tinh tấn, bỏ pháp bất thiện, phát khởi thiện pháp, nương thiện pháp mà quyết định gắng gỗ bền chắc. Thế mới thành tựu bậc trí huệ chứng Vô thượng trí vậy.
  • Kinh Tiểu A Hàm: “(Văn Ba lị) Ta, tuy trong một nháy mắt, cũng chẳng rời trí lực sâu sắc của Phật Đà mà tỏ rõ nói pháp; nói pháp không ái và không phiền não của Phật Đà; với kẻ khác không còn so sánh. Ta chẳng phân biệt ngày, đêm, lấy con mắt tâm xem thấy hết. Ta tự tin rằng thoạt qua là hết đêm, cho nên trong giây lát chẳng bỏ rời. Ta tin và thích, tâm và niệm, khiến ta quy y Phật giáo vậy. Những người trí huệ cao cả như thế chẳng luận là nơi chỗ nào ta cũng vẫn đến quy y. Dầu cho thân ta già, sức ta yếu, không thể đi đến chỗ ấy được, nhưng tâm ta quyết định thường đi đến chỗ ấy. Thế thì tâm ta và tâm kẻ ấy phù hợp vậy.”
  • Kinh Pháp Hoa: “Hết lòng muốn thấy Phật, chẳng tiếc gì thân mạng, khi Ta và chúng Tăng, đồng đến núi Linh Thứu.”
  • Kinh Đại Bửu Tích: “Phật dạy: Nếu có Bồ Tát đem vui thắng ý, đến chỗ Ta phát khởi ý nghĩ như gặp cha, người kia sẽ được vào trong hàng ngũ Như Lai, như Ta không khác gì.”
  • Kinh Trung A Hàm: “(Văn Ba lị) Thưa Thế Tôn: Nếu pháp này chỉ có Thế Tôn thành tựu, mà Tỳ kheo chẳng đặng thành tựu, hay Tỳ kheo đặng thành tựu mà Tỳ kheo ni chẳng đặng thành tựu; hoặc Tỳ kheo ni đặng thành tựu mà các người tại gia Ưu bà tắc, Ưu bà di và các người còn dục lạc chẳng đặng thành tựu, thời pháp ấy chẳng được hoàn toàn. Nhưng pháp này đức Thế Tôn được thành tựu, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni đều được thành tựu. Hơn nữa, những người tại gia nam nữ và các kẻ còn dục lạc thảy đều được thành tựu, cho nên ta tin pháp này là hoàn toàn.”
[/ssredlist]
Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
[ssredlist]
  • Kinh Tạp A Hàm: “(Văn Ba lị) Vì muốn đến Niết Bàn, tin, vâng các Thánh pháp, nghe, cầu được trí huệ, tinh tấn hay thông suốt.”
  • Kinh Phạm Võng: “Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy.”
  • Kinh Đại Trang Nghiêm: “Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu có chúng sanh nào, chưa phát tâm Bồ đề, một khi nghe tên Phật, quyết định thành Bồ đề.”
  • Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa: “Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật.”
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Bồ tát đối sanh tử, khi đầu tiên phát tâm, một bề cầu Giác đạo, bền chắc chẳng khá lay. Kia một niệm công đức, sâu rộng không ngằn mé, Như Lai phân biệt nói, trọn kiếp không thể hết.
  • Tất cả tâm chúng sanh đều phân biệt hết, tất cả cõi vi trần hãy còn tính được số; mười phương cõi hư không, mảy lông cũng lường được, Bồ Tát sơ phát tâm, rốt ráo chẳng lường được.
  • Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm: “Như đấng Đại Phước rất cao kia, chẳng bằng phần mười sáu Đạo tâm; nếu muốn cầu phước như Tu Di, như cát sông Hằng ở cõi Phật, thảy đều tạo chúa, xây các tháp chẳng bằng Đạo tâm mười sáu phần.”
  • Kinh Đại Bảo Tích: “Công đức Bồ Đề tâm, nếu có chất hẳn hỏi, khắp cả cõi hư không, không thể dung chứa hết.”
[/ssredlist]
Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
[ssredlist]
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới.”
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng: Nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng nhảy nhót, cho đến một niệm. Phải biết người ấy ắt được lợi lớn. Ấy là đủ công đức cao tột.”
  • Đức Phật dạy: Nghe pháp hay chẳng quên, thấy kinh được rất mừng, ấy bạn lành ta vậy.
  • Kinh Hoa Nghiêm: “Ví như vàng Diêm phù đàn, chỉ thua ngọc Như ý, hơn tất cả các ngọc. Bồ Đề tâm như vàng Diêm phù đàn, cũng như vậy, chỉ thua Nhất thế trí, hơn tất cả các công đức.”
  • Ví như chim Ca lăng tần già, khi còn nằm trong trứng, đã có thế lực mạnh, các loài chim chẳng bằng. Vị Đại Bồ tát cũng như vậy. Còn ở trứng sanh tử, đã phát tâm bồ đề, công đức rất thế lực, hàng Thanh văn Duyên giác làm gì so sánh kịp.
  • Ví như hoa cây Ba Lợi Chất Đa, xông áo một ngày, hoa Chiêm Bồ, hoa Bà Sư, tuy xông ngàn năm, chẳng hay sánh nổi. Hoa Bồ đề tâm cũng lại như vậy, đem công đức xông một ngày, mùi thơm thấu mười phương cõi Phật, hàng Thanh văn Duyên giác, dùng trí vô lậu xông các công đức đến trăm ngàn kiếp cũng chẳng làm sao kịp được.
  • Nghe Pháp khởi lòng tin, vui mừng không nghi ngại, chóng thành Đạo vô thượng; ngang hàng các Như Lai. Tâm trong sạch như đồ đựng nước, hình bóng thường hiển hiện. Nhưng tâm chúng sanh nhơ bẩn như đồ bị nứt, thì chẳng thấy hình bóng Như Lai Pháp Thân. Nếu hay tin, biết trừ kiêu mạn, phát tâm liền được thấy Như Lai, nếu còn dua vậy tâm chẳng sạch, ức kiếp tìm cầu khó gặp thay.
  • Kinh Vô Lượng Thọ: “Kiêu mạn, si tệ, biếng nhác, khó tin nổi pháp này, nhờ đời trước thấy Phật, như vậy ưa nghe Pháp.”
[/ssredlist]

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Phật Dược Sư Như Lai là ai?

Phật Dược Sư(1) Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.
Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai?

Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sinh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc, cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?
Phật Dược Sư Như Lai là ai? Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là ai?

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.
  1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
  2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
  3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
  4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
  5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
  6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
  7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
  8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
  9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
  10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
  11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
  12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.

Trì tụng và thờ cúng  Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Tranh tượng của Phật Dược Sư hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của Ngài, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Về công phu trì niệm hồng danh Đức Phật Dược Sư, mặc dù Ngài có nhiều danh hiệu nhưng trì niệm hồng danh thường là Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), phần Niệm Phật ghi rõ niệm Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật. Các hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà, phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm. Cũng vậy, khi tu tập pháp môn Dược Sư, hành giả niệm danh hiệu Phật Dược Sư cũng phải đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh. Có thể niệm thầm, niệm ra tiếng, lần tràng hạt v.v… và niệm cho đến nhất tâm giống như các phương thức niệm Phật A Di Đà.

Về ý nghĩa Thánh hiệu

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bịnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra. Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Về công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, đại dụng của danh hiệu Phật Dược Sư, điển hình có năm vấn đề sau:

Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí: Nhờ trì niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà mở rộng tấm lòng, không còn tham lam, ích kỷ chỉ lo tích cóp cho riêng mình đồng thời luôn chia sẻ, ca ngợi và thực hành bố thí.

Công năng của việc trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư, có thể nói là không thể nghĩ bàn.

Diệt sự phạm tội mà được sự giữ giới: Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát: Do nghiệp lực ganh ghét, đố kỵ người khác nên chịu quả báo hèn hạ, thống khổ. Niệm Phật Dược Sư sẽ khiến cho hành giả phát tâm tu học, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát.

Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau: Những ý niệm oán kết, thù hận dẫn đến hành động tiêu diệt lẫn nhau, nhờ niệm danh hiệu Đức Dược Sư mà được hóa giải. Không những không còn làm hại nhau mà còn hiểu biết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau.

Được sinh Cực lạc hay các sự chuyển sinh khác: Đối với những hành giả phát tâm niệm Phật A Di Đà, cầu vãng sinh Cực lạc thì niệm Phật Dược Sư là một sự trợ duyên rất quan trọng. Chư Phật, các Đại Bồ tát trong pháp hội Dược Sư luôn trợ hóa cùng Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sinh về Cực lạc. Ngoài ra, nhờ công đức tu tập Thánh hiệu Phật Dược Sư mà hành giả được đầy đủ phước báo, sinh về các thế giới an lành.

Ngoài ra, nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sinh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.
Đối với những tội lỗi, lầm lỡ đã gây tạo, nhờ niệm danh hiệu Ngài mà được chuyển hóa đồng thời phát nguyện sống đạo đức, lương thiện theo Chính pháp.

Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Như Lai

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tượng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;
Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật – Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật là aiLời người dịch bài viết

Bài viết này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “101 điều về Giáo lý” (Dharma 101) – là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương.

Những câu hỏi như Đức Phật là ai? Đức Phật ở đâu?Niềm tin quan trọng ra sao?tại sao chúng ta phải cúi chào? Bạn là ai? Nghiệp là gì? ….có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) của Phật giáo tại Á Châu có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng.

Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi các tông phái của ba truyền thống này đang phân phát bên cạnh nhau, chúng ta nhận cả ba thừa đều gợi lên những câu hỏi chung và những giáo lý căn bản cũng ứng dụng cho tất cả. Bản dịch này được thực hiện để tưởng nhớ 10 năm sau ngày mất của người bạn đạo, đó là đạo hữu Rick Fields (1942-1999) vốn là một biên tập viên của tạp chí Tricycle (Tam Thừa) và tạp chí Yoga Journal.

Dịch giả liên lạc với ông Rick Fields từ năm 1996 đến lúc ông qua đời vào năm 1999 vì bệnh ung thư phổi. Ông Rick Fields đã gởi tặng cho người dịch nhiều tài liệu về Phật giáo thế giới, trong đó có tập sách mà chính ông là tác giả, đó là quyển “Lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ” (How the Swans came to the Lake, A Narrative History of Buddhism in America) (Shambhala, 1981), trong đó “Đức Phật là ai ?” cũng được trích dịch từ tập sách dày 450 trang này.

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm(1) (sau này là Đức Phật) ra đời năm 624 trước Tây Lịch tại một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Ngài trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện. 

Đức Phật là ai - Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật - Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật là ai – Lược sử tóm tắt về cuộc đời Đức Phật – Thích Ca Mâu Ni

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học. Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Ngày nay chúng ta có thể nói là Ngài là người có tất cả mọi thứ trên đời, nhưng Ngài cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, và chính điều đó đã lôi kéo Ngài ra khỏi những bức tường của cung điện. Ở ngoài đó, trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu. Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc, Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa. Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.

Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC).

Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát. Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, từ những vị theo chủ nghĩa duy vật, cho đếnnhững người theo chủ nghĩa lý tưởng và phái ngụy biện. Từ rừng núi đến thị thành, đâu đâu cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận và triết lý. Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), đang có ba trăm đệ tử theo tu học.

Với vị này, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng sau đó dù Đạo SưArada Kalama mời Ngài ở lại để dạy đạo như một người đồng đẳng với ông, nhưng Ngài thấy đây không phải là pháp giải thoát tối hậu, nên Ngài đã ra đi. Ngài đến học với vị thầy thứ hai là Đạo SưUddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất), người đang có 700 đệ-tử theo học. Sau vài ngày tu học, Ngài đã chứng được tầng thiền Phi-tưởng phi-phi-tưởng. Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này.

Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương. Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha. Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa. Ngài thiền tọa bất động và cương quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra, trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu ra rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian này. Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: “Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Trong bảy tuần lễ sau đó, Đức Phật thọ hưởng pháp lạc tự tại giải thoát của chính mình. Lúc đầu Ngài không có ý định nói về sự chứng ngộ của mình, vì Ngài thấy đây là điều khó hiểu đối với phần lớn loài người, nhưng khi Phạm Thiên (Brahma), vị vua của ba ngàn thế giới, thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, vì cũng có những người :’’mắt chỉ bị mờ một chút mà thôi”. Đức Thế Tôn đã chấp thuận.

Hai vị thầy của Đức Phật, Udaka và Ramaputra đều đã qua đời trước đó mấy ngày, vì vậy Ngài đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh mà trước kia đã rời bỏ mình. Khi thấy Ngài đi tới Vườn Nai ở thành Ba La Nại (Benares), họ làm lơ với Ngài, vì Ngài đã không tiếp tục thực hành khổ hạnh với họ. Nhưng rồi họ thấy có một cái gì tỏa sáng trong sự hiện diện của Ngài, họ đứng lên, sửa soạn chỗ ngồi và lấy nước cho Ngài rửa chân, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp. Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Đức Phật đã nói bài pháp Tứ Diệu Đế cho các vị này.

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật, chân lý thứ nhất, Khổ đế, nói rằng bản chất của cuộc đời này là đau khổ và không thỏa mãn, ngay cả những lúc hạnh phúc cũng có mầm móng của khổ đau nếu chúng ta bám giữ vào chúng, hay khi chúng đã đi vào ký ức, chúng vẫn bóp méo hiện tại vì tâm trí của chúng tacố gắng dựng lại quá khứ một cách tuyệt vọng. Giáo lý của Đức Phật dựa trên sự quan sát trực tiếp đời sống, và là lời phê bình cấp tiến đối với lối suy nghĩ mơ mộng cũng như vô số những lối thoát ly, như chủ nghĩa không tưởng chính trị, môn tâm lý trị liệu, chủ nghĩa hưởng lạc, hay thuyết cứu rỗi hữu thầncủa thần bí học, đây là điểm chính yếu phân biệt giữa Phật giáo với đa số những tôn giáo khác trên thế giới.

Khổ là chân lý thứ nhất và là nền móng để hiểu một cách trọn vẹn chứ không phải để trốn tránh hay để giải thích. Kinh nghiêm về sự khổ, về sự hoạt động của tâm trí, đưa đến chân lý thứ hai là nguyên nhân của Khổ (Tập Đế), thường được mô tả là tham muốn lạc thú, nhưng cũng được giải thích một cách căn bản hơn là bám giữ vào sự sống hoặc sự không hiện hữu, tức chấp có và chấp không.

Việc nghiên cứu tính chất của sự tham muốn này dẫn đến tâm điểm của chân lý thứ hai, đó là ý tưởng tự ngã hay cái ta, với tất cả những điều mong cầu và những điều lo sợ của nó, và chỉ khi nào hiểu đúng về tự ngã này và thấy nó không có tự tính, không có thật một cách vĩnh cữu), thì mới có thể hiểu chân lý thứ ba, sự diệt khổ (Diệt Đế).

Năm tu sĩ nghe bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Vườn Nai trở thành hạt nhân của cộng đồng các tu sĩ Phật giáo, tức là Tăng đoàn (Sangha), là những người đi theo con đường mà Đức Phật đã trình bày trong chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự diệt khổ (Đạo Đế), đó là Bát Chánh Đạo, chân chánh trong tám phương diện: ý kiến, ý nghĩ, lời nói, hành vi, nghề nghiệp, nỗ lực, ý thức và thiền định.

Các tu sĩ Phật giáo, tức Tỳ kheo (Bikkhu), sống rất đơn giản, chỉ có một bình bát, một cái áo, một cây kim, một cái lọc nước, một con dao cạo đầu, đó là dấu hiệu của sự ly gia cắt ái. Họ đi khắp miền đông bắc Ấn Độ, hành thiền một mình hay trong những nhóm nhỏ và khất thực.

Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật không chỉ dành cho đoàn thể các tu sĩ, Ngài đã dạy họ truyền bá giáo lýcho mọi người “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường, đi khắp nơi vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người”.

Trong bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi qua những thôn làng và những thành phố của Ấn Độ, nói bằng ngôn ngữ phổ thông, dùng những lối nói giản dị mà ai cũng có thể hiểu. Ngài dạy dân làng thực hành chánh niệm trong khi kéo nước giếng, và khi một bà mẹ đau khổ ôm xác một đứa con đến xin Ngài cứu cho nó sống lại, Ngài đã không làm một phép lạ mà bảo bà ta mang về cho Ngài một nắm hạt cải của một nhà nào đó không có ai chết trước đó. Sau khi đi tìm, bà ta trở về tay không, nhưng hiểu ra một sự thật rằng cái chết đến với tất cả mọi người.

Khi được nghe nói đến Đức Phật, từ phú gia đến các bậc vua chúa đều phát tâm cúng dường những khu vườn ngự uyển để xây dựng tinh xá. Đức Phật tiếp nhận những khu vườn này, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sống như mình đã từng sống từ năm hai mươi chín tuổi: một tu sĩ khất thực và thiền định dưới gốc cây. Bây giờ chỉ có một điều khác là gần như mỗi ngày sau khi thọ trai vào giữa trưa Ngài thuyết pháp. Không có một bài pháp nào được ghi chép lại trong khi Ngài còn tại thế.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm. Trong số những người tu tập bên cạnh Đức Phật có những người đau buồn. Đức Phật nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải để ngửa lót dưới mặt, tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.

Ngài nhắc với các đệ tử rằng mọi vật đều vô thường và khuyên họ hãy nương tựa vào chính mình và vào giáo pháp. Ngài hỏi có ai muốn hỏi điều gì lần cuối cùng thì hỏi. Sau đó Ngài nói lời di chúc cuối cùng: “Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Vào mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt, năm trăm đệ tử Tỳ kheo hội họp tại một hang núigần thành Vương Xá để ôn tụng lại những lời dạy của Ngài. Tại cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất này, Tôn giả A Nan, vốn là thị giả của Đức Phật, được mời nói lại tất cả những bài thuyết pháp của Phật mà mình đã nghe. 

Tôn giả Ưu Ba Ly ôn tụng lại các giới điều của tu sĩ, còn Ngài Đại Ca Diếp thì nhắc lại Luận Tạng, gồm những điều nói về tâm lý và siêu hình học Phật Giáo. Ba loại sưu tập này được viết trên lá bối vài thế kỷ sau đó và được gọi là “Tripitaka” tức là Tam Tạng Kinh Điển, đã trở thành những giáo lý cốt lõi cho tất cả những giáo điển nhà Phật ngày nay.

Dịch giả Thích Nguyên Tạng

Nói thêm về Đức Phật

Đức Phật trong lịch sử, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama), sống cách đây khoảng 2.500 năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài không phải là đức Phật đầu tiên, và sẽ không phải là đức Phật cuối cùng. Ngài thuyết giảng rằng trong thời đại này (eon – một khoảng thời gian rất dài, có thể so sánh với thời gian từ lúc hình thành của vũ trụ mà chúng ta biết), sẽ có 1.000 vị Phật toàn giác thuyết giảng về Phật giáo (sau khi Phật giáo đã bị hoàn toàn lãng quên). Theo các kinh sách Phật giáo, Đức Phật thứ nhất, thứ hai, thứ ba là Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kanakamuni), Ca Diếp Phật (Kashyapa), sau đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), Đức Phật trong lịch sử sống cách đây khoảng 2.500 năm, và Đức Phật tiếp theo sẽ là Đức Phật Di Lặc (Maitreya).

Một vị Phật khác với “Chúa trời”, “thần linh” hay “đấng tối cao”… theo cách hiểu của các tôn giáo Ki tô, Do Thái, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác ở chỗ, Đức Phật không phải là đấng sáng tạo ra vũ trụ, không phải là đấng toàn năng có thể ban phúc giáng họa cho con người. Trái lại, Phật là người đã giác ngộ, thấu đạt được sự thật – chân lý – và mang chân lý đó truyền giảng lại cho những người khác, giúp chúng sinh nhờ thực hành tu tập, trưởng dưỡng tâm linh mà cũng thành tựu giác ngộ được như vậy. Nhờ năng lực giác ngộ, một vị Phật có hiểu biết toàn tri, thấu đạt vạn pháp và có thể bằng cách đó đem lại lợi ích to lớn cho các chúng sinh khác. Như vậy, mọi chúng sinh đều tự chủ về cuộc sống cũng như khả năng thành tựu giác ngộ của bản thân, đều có thể đạt đến trạng thái Phật quả (mặc dù có thể phải mất nhiều kiếp). Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, nhưng không ai khác ngoài mỗi người phải tự mình tiến bước trên hành trình tâm linh của chính mình.

Điều gì là tốt?

Khi không vui, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí? Bạn vui, một ngày cũng qua đi, bạn buồn, một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ra điều này hẳn sẽ không dễ dãi để cuộc sống mình âm u nữa.

Khi phiền muộn, hãy nghĩ xem thật ra cuộc sống là những phép trừ, gặp nhau một lần là ít đi một lần, sống hết một ngày là giảm đi một ngày, có gì đáng để phí hoài? Không quên tình nghĩa, không nhớ lỗi người, không nghĩ thị phi, không chấp oan trái, không nợ nần ai, không thẹn với lương tâm, là được.

Khi thấy bi thương, hãy xem cuộc sống là một hành trình, chúng ta đến đây hai tay trắng thì rời đi cũng sẽ như vậy, không thể mang theo dù chỉ là hạt bụi hay một áng mây bay. Những công danh lợi lộc, những thế thái nhân tình, đều phải để lại. Hiểu rõ điều này rồi thì có gì phải bận tâm mà phiền lòng?

Tùy duyên trong cuộc sống

434053912_462500866437597_4593912112557001433_n

Khi không được như ý, hãy so sánh với sự bận rộn của những người giàu có, chúng ta sống biết đủ chính là niềm hạnh phúc. Rồi nhìn qua những người đang đau khổ trong bệnh viện, chúng ta vẫn mạnh khỏe chính là niềm hạnh phúc. Và hãy xem trên thế giới một giây có bao nhiêu người phải rời đi, chúng ta vẫn còn sống chính là niềm hạnh phúc…Con người muốn có một đời sống khỏe thì tâm phải đơn giản, thân phải nhẹ nhàng.

Khi nổi giận, hãy nghĩ xem có nên vì những kẻ không đáng mà ấm ức? Có cần vì những việc không quan trọng mà bực mình? Ăn uống đúng cách, làm việc điều độ, vận động vừa đủ, nghĩ ngơi hợp lý, khoản nào tiết kiệm thì tiết kiệm, phần nào nên tiêu thì chi ra. Bạn tốt thì gia đình và người thân mới tốt, mọi người đều sẽ tốt.

Khi tính toán, hãy nghĩ xem con người đi một vòng trong thế gian đều trở về điểm 0, sao phải chi li so bì, không biết nhường nhịn?

Nói nhiều thì tổn thương người, tính nhiều thì tổn thần khí, chi bằng đừng so đo nữa, làm một người vui vẻ dễ chịu, không thẹn với lòng!

Tóm lại làm người, còn sống được là tốt. Có cơm để ăn, có nước để uống, có áo để mặc, có giường để ngủ, có núi để leo, có sách để đọc, có việc để làm, có đường để đi, có người làm bạn chính là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi, đừng tham lam quá!

Tâm tịnh cõi nước tịnh, tâm an vạn sự an

Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:

– Con mỗi ngày đều chí thành mang hoa hương đến cúng Phật như thế, y theo lời ghi: “Người nào thường dùng hoa hương cúng Phật, đời sau sẽ được quả báo tướng mạo xinh đẹp”.

Cô Phật tử rất vui đáp:

– Đây là việc nên làm, con mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật, tự cảm thấy trong tâm mát mẻ, giống như đã tẩy sạch hết các lỗi lầm, nhưng về đến nhà thì tâm khởi lên buồn phiền, vì gia đình chúng con ở giữa phố thị ồn ào thì làm sao giữ được tâm thuần trong sáng thanh tịnh được.

Thiền sư hỏi:

– Con dâng hoa tươi cúng Phật, chắc là con có chút hiểu biết về hoa. Bây giờ thầy hỏi con, làm thế nào để giữ gìn cho hoa thường được tươi đẹp.

Phật tử đáp:

– Phương pháp giữ cho đóa hoa tươi đẹp là mỗi ngày phải thay nước và cắt bỏ một phần dưới của thân hoa, vì phần dưới thân ngâm trong nước nên dễ bị hư thối, khi hư thối thì không hút được chất dinh dưỡng, dẫn đến hoa mau héo tàn.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thiền sư nói:

– Việc giữ gìn tâm trong sáng thanh tịnh cũng như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta cũng giống như nước trong bình. Chúng ta chính là hoa, chỉ có thường xuyên thanh lọc thân tâm thanh tịnh, sửa đổi tập khí và không ngừng sám hối, tự kiểm điểm, cải thiện tật xấu, khuyết điểm, mới có thể thu nhập được nhiều hạnh phúc an vui.

Phật tử nghe xong, hoan hỷ lễ tạ, nói:

– Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. Hy vọng sau này con có cơ hội sống gần thầy, được làm người tu thiền sinh hoạt trong thiền viện của thầy, được thưởng thức tiếng chuông trống sớm khuya, yên tĩnh đọc lời kinh tiếng kệ.

Thiền sư nói:

– Con hít vào thở ra mà tâm không chấp mắc chuyện đời là đọc kinh. Tim đập mạch máu động là tiếng chuông, tiếng trống.

Thân thể là thiền viện. Hai tai nghe tỉnh giác là Bồ đề.

Nếu con làm được như thế thì ở đâu cũng được an vui, sống trong thế gian mà được thế thì cũng như sinh hoạt ở thiền viện !? 

Chung đụng trong nhân gian

Tâm không hề lay chuyển

Phiền não hết, an nhiên

Là Phước đức lớn nhất.

(Kinh Phước Đức – Managla Sutta)

 

Mỗi người một con đường

Khi bạn dùng bản đồ của người khác để vạch định đường đi cho mình, càng đi sẽ càng thấy mờ mịt. Đơn giản vì đó vốn không phải phương hướng của bạn.

433964206_469288402425510_3913365173812474237_n

Khi bạn để những bình phẩm đúng sai của người đời ảnh hưởng đến tâm trạng, sẽ cảm thấy cực kì mỏi mệt. Vì rất nhiều trong đó chỉ là sự biểu đạt tùy tiện của ai đó mà thôi.

Nên nhớ bạn là một chủ thể hoàn chỉnh độc lập, không cần bắt chước bất kỳ ai. Có thể tiếp thu ý kiến hay lời dạy của người khác, nhưng đừng bao giờ làm theo một cách rập khuôn.

Vì điều kiện và phẩm chất mỗi người vốn rất khác nhau. Như trong một vườn hoa, có hoa nở mùa xuân, có hoa hợp mùa hè, có hoa phải chờ tới mùa thu hoặc mùa đông giá lạnh mới toả hương khoe sắc.

Cho nên nếu chưa đến thời điểm, chưa thật sự chín mùi, hãy tranh thủ nạp thêm năng lượng, tạo cho mình phong cách sống riêng để ngày mai có dịp toả sáng vẹn toàn.

Đừng bao giờ vội vàng hay để mất thời gian vào việc dòm ngó – so sánh với người khác rồi thương cảm tự ti mà không phát huy được ưu điểm và những thế mạnh của mình!

Con đường an vui và hạnh phúc

TP.HCM: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan năm 2024 tại chùa Phổ Minh

Theo truyền thống hằng năm vào ngày 14-4, chùa Phổ Minh tại Q.Gò Vấp, TP.HCM trang nghiêm và long trọng tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan năm 2024.

e597ff7c6018ce469709

Chủ trì Lễ Hội Tết cổ truyền có Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, trụ trì chùa Phổ Minh và Chư Tăng, Phật Tử các nước Phật Giáo Asian; Trung tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP.HCM; Ông Chan Sorykan Tổng Lãnh sự Campuchia tại TP.HCM; Ông Vanxay Keovilay Lãnh sự Lào tại TP.HCM; đại diện Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP.HCM,… và đông đảo lưu học sinh Campuchia, Lào, Thái Lan đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố.

bcda140e8b6a25347c7b

Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM phát biểu chúc mừng Lễ Hội “Tết cổ truyền Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan là một hoạt động đối ngoại truyền thống hàng năm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, nhằm tăng cường tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng anh em gần gũi, đẩy mạnh giao lưu hợp tác giữa các nước trong khu vực, cùng nhau gắn kết thành một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng”. 

2cf3731eec7a42241b6b
d0eb4104de60703e2971
9bd5c63a595ef700ae4f

Trong không khí thiêng liêng ấm áp của lễ hội mừng đón Tết năm mới của các dân tộc anh em, Hòa thượng Thích Thiện Tâm đã có lời hỏi thăm, chúc Tết an vui hạnh phúc đến đồng bào nhân dân Phật Tử Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan và Hoà thượng cùng với chư Tăng Phật tử các nước thực hiện các nghi thức khoá lễ Phật giáo truyền thống trong lễ hội Tết cổ truyền Phật giáo như lễ tắm Phật trụng kinh cầu nguyện Quốc thái dân an, Thế giới hoà bình, Chúng sanh an lạc; Lễ Tịnh Tu An Lạc Kỳ 736 ngày chủ Nhật, Lễ Trai Tăng;  Lễ buộc chỉ cổ tay cầu phúc, cầu nguyện một năm mới mưa thuận gió hoà, nơi nơi người dân các nước an cư lạc nghiệp, thái bình an lạc.

Cáo phó của Giáo hội: Thượng tọa Thích Phước Hạnh viên tịch do bệnh duyên, hưởng thọ 60 tuổi

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS ngày 14/4 đã ấn ký cáo phó, kính tiếc báo tin Thượng tọa Thích Phước Hạnh viên tịch.

Audio

Theo cáo phó, do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Phước Hạnh đã thu thần viên tịch vào lúc 12 giờ 10 phút, ngày 14/4/2024 (6/3/Giáp Thìn), tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi (số 287A khóm Vĩnh Hòa, phường Tân Ngãi, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) – trụ thế 60 năm, 38 hạ lạp.

Lễ nhập kim quan vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 14/4/2024 (6/3/Giáp Thìn), kim quan Thượng tọa tôn trí tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi.

Lễ viếng bắt đầu vào lúc 7 giờ ngày 15/4/2024 (7/3/Giáp Thìn).

Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 8 giờ ngày 19/4/2024 (11/3/Giáp Thìn), sau đó phụng tống kim quan Thượng tọa trà-tỳ tại Sơn Trang Tiên Cảnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Di ảnh Thượng tọa Thích Phước Hạnh

Di ảnh Thượng tọa Thích Phước Hạnh

Được biết, Thượng tọa Thích Phước Hạnh đang đảm nhiệm Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, nguyên Phó ban Trị sự, Trưởng ban Kinh tế Tài chính, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Phó chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQVN tỉnh Vĩnh Long, nguyên Đại biểu HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, trụ trì chùa Phật Ngọc Xá Lợi (Vĩnh Long), viện chủ chùa Giác Hòa, chùa Long Thành, chùa Vạn Phước, chùa Phước Long.

Cố Thượng tọa là vị giáo phẩm có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, nhất là trong vai trò trùng kiến chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long thành tự viện tiêu biểu của Phật giáo Tây Nam Bộ. Thượng tọa Thích Phước Hạnh còn được biết đến là vị giáo phẩm am tường về nghi lễ truyền thống Phật giáo Nam bộ.

Lời Phật dạy về việc giữ gìn tài sản

Một thời, Thế Tôn ở giữa dâng chúng Koliya, tại thị trấn Kakakrapatta. Rồi Byagghapajja, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng các dục vọng, sống trói buộc với vợ con, dùng hương chiên đàn, đeo vòng hoa, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp cho những người như chúng con,để chúng con được hạnh phúc, an lạc trong hiện tại…..

Này Byagghapajja, có bốn cửa xuất để tài sản bị tiêu phí: Đam mê đàn bà; đam mê rượu chè; đam mê cờ bạc; bạn bè, thân hữu và giao du với kẻ ác. Ví như một hồ nước lớn có bốn cửa nước chảy vào và bốn cửa nước chảy ra. Có người đóng các cửa nước chảy vào và mở các cửa nước chảy ra. Như vậy, nước hồ ấy ngày càng bị giảm thiểu, không tăng trưởng.

Lại nữa, này Byagghapajja, có bốn cửa nhập để tài sản được hưng khởi: Không đắm say đàn bà; không đắm say rượu chè; không đắm say cờ bạc; bạn bè, thân hữu và giao du với người thiện. Ví như một hồ nước lớn, có bốn cửa nước chảy vào và bốn cửa nước chảy ra. Có người mở các của nước chảy vào và đóng các cửa nước chảy ra. Như vậy, nước hồ ấy ngày càng tăng trưởng, không có giảm thiểu.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 8, phẩm Gotàmi, phần Dìghajànu – Người Koliya, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.661)

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lời bàn:

Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên sự nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?

Đam mê là một biểu hiện của nghiệp, thể hiện rõ trong tư duy, ý chí và hành động. Ai đam mê cái gì thì nặng nghiệp về phương diện ấy. Vì thế, người Phật tử phải luôn quán sát tự thân để biết rõ nghiệp của mình. Nếu thấy rằng những khát vọng, mong ước, đắm say của mình hướng về Chân – Thiện – Mỹ thì phát huy và ngược lại thì nên kiềm chế, loại trừ.

Về phương diện giữ gìn tài sản, nếu kiềm chế và chuyển hóa được những đam mê bất chính là phương cách hiệu quả nhất. Vì một khi đã thú, đã đam mê thực sự thì vấn đề tốn kém hay phung phí chẳng có nghĩa lý gì; nhất là khi đã chìm đắm, say mê vào đàn bà (đàn ông), cờ bạc, rượu chè và bạn xấu. Những ai đã từng một lần vung tiền qua cửa sổ để thỏa cái thú đam mê đến khi hồi tỉnh mới thấy được cái giá của sự góp nhặt, chắt chiu, cần kiệm.

Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và người. Luôn quán sát tự thân, cẩn trọng với những đam mê bất chính, tránh tiêu xài phung phí để xây dựng và giữ gìn cuộc sống luôn được an vui, hạnh phúc.

____________

(*) Đại tạng kinh Việt Nam

(**) Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

(Trích “Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya”

HT. Thích Quảng Tánh

Nguồn: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo)   

Kiếm ăn bằng khất thực

Vì chúng sanh căn cơ đa dạng nên phương tiện giáo hoá phải linh động song phương tiện chỉ có tính chất đối cơ, vì tâm từ bi mà hành hóa. Do vậy, nếu không thiện xảo trong khi sử dụng phương tiện thì chỉ lợi bất cập hại, tạo nên tà kiến bởi tà mạng của chính mình.

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi một nữ du sĩ ngoại đạo tên Sùcimukhi đi đến và nói với Tôn giả Sàriputta:

Này Sa môn, có phải Ông ăn, cúi mặt xuống?

Tôi ăn, không cúi mặt xuống.

Vậy Sa môn, có phải Ông ăn, ngẩng mặt lên?

Tôi ăn, không ngẩng mặt lên.

Vậy Sa môn, có phải Ông ăn, hướng mặt về bốn phương chính?

Tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương chính.

Vậy Sa môn, có phải Ông ăn, hướng mặt về bốn phương phụ?

Tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương phụ.

Vậy này Sa môn, Ông ăn, hành động như thế nào?

Những Sa môn hay Bà la môn nào, nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý, các vị ấy được gọi là các Sa môn, Bà la môn ăn cúi mặt xuống.

Những Sa môn hay Bà la môn nào, nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn, các vị ấy được gọi là các Sa môn, Bà la môn ăn ngẩng mặt lên.

Những Sa môn hay Bà la môn nào, nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới, các vị ấy được gọi là các Sa môn, Bà la môn ăn hướng mặt về bốn phương chính.

Những Sa môn hay Bà la môn nào, nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán, các vị ấy được gọi là các Sa môn, Bà la môn ăn hướng mặt về bốn phương phụ.

Còn ta, ta không nuôi sống bằng những tà mạng như xem địa lý, thiên văn, đưa tin tức, làm trung gian môi giới, bói toán và các nghề hèn hạ. Ta tìm cầu món ăn một cách hợp pháp. Sau khi ta tìm cầu món ăn một cách hợp pháp, ta dùng các món ăn ấy.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 7, phần Sùcimukhi, Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.387)

Ý nghĩa của việc đi khất thực và nhận cúng dường

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: 

Người xuất gia với tâm nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, sống đời thanh tịnh, hướng đến giác ngộ, giải thoát. Một trong những ý nghĩa cao quý của Tỷ kheo là khất sĩ. Thực hành hạnh khất thực, xin thức ăn của mọi nhà để nuôi sống sắc thân là chánh mạng thanh tịnh của Tăng sĩ Phật giáo.

Theo tuệ giác Thế Tôn, khất thực là một pháp tu truyền thống của ba đời, mười phương chư Phật với ý nghĩa: không tham đắm vị ngon, vì phá trừ ngã mạn và từ bi bình đẳng. Một Tỷ kheo thực hành khất thực, về phương diện tự lợi là dứt bỏ mọi việc thế tục, làm phương tiện tu đạo; ở phương diện lợi tha là tạo phước điền cho chúng sanh. Tỷ kheo tự tạo sinh kế để nuôi thân, đó là tà mạng.

Ngày nay, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau nên đa phần các Tỷ kheo không duy trì hạnh khất thực nhưng chủ yếu vẫn sống nhờ vào tịnh thí. Mặt khác, một vài Tỷ kheo vận dụng phương tiện “tà mạng” để giáo hóa, dẫn dắt người sơ cơ vào đạo, ít nhiều vẫn có những thành công nhất định. Vì chúng sanh căn cơ đa dạng nên phương tiện giáo hoá phải linh động song phương tiện chỉ có tính chất đối cơ, vì tâm từ bi mà hành hóa. Do vậy, nếu không thiện xảo trong khi sử dụng phương tiện thì chỉ lợi bất cập hại, tạo nên tà kiến bởi tà mạng của chính mình.

Vì vậy, giữ vững chánh kiến, sống đời chánh mạng, tu tập theo Bát Thánh đạo để tự lợi và lợi tha là phương châm, trách nhiệm của mỗi người con Phật, nhất là những người con Phật xuất gia.

Áo giáp của lương thiện

Lòng lương thiện rất đáng quý, nhưng nếu không cứng rắn rất dễ trở thành nhu nhược. Chúng ta đều biết lương thiện là một mỹ đức. Sống ở đời đối với người nên cư xử hòa thuận, khi gặp việc cần độ lượng khoan dung.

Nhưng xã hội ngày nay nếu không khéo linh hoạt, rất dễ trở thành đối tượng bị lợi dụng. Gặp người đang nghèo khổ đói rét, bạn mời một bửa cơm là đã giúp họ giải quyết vấn đề lớn lao, chắc chắn sẽ được cảm ơn rối rít. Nhưng nếu vì vậy mà lo cơm mỗi ngày, họ sẽ quen và xem như thường lệ.

Thời gian lâu dần, quen nhận rồi sẽ cảm thấy một bửa ăn là quá ít, hai bửa không đủ, ba bửa vẫn chưa thỏa mãn lòng dạ kẻ tham lam,…Dù bạn có tận lực hết lòng cũng như đem muối bỏ biển, chẳng thấm vào đâu.

Nên biết: Trên thế giới này, nếu bạn tốt đến độ không giữ lại chút gì cho mình, sẽ khiến đối phương được nước lấn tới, không biết kiêng nể. Lòng dạ yếu đuối dễ bị kẻ khác nhào nặn đòi hỏi, khoan dung quá đà sẽ bị đánh đồng không biết nhìn người, gặp ai cũng giúp.

“Sự lương thiện không cần qua sát hạch”

260727855_1353773005077726_3210091734380255048_n

Nhiều khi dung túng cho thói xấu, làm cho thiện ý giúp đỡ ban đầu kết thành hậu quả không đẹp. “Bạn tốt như vậy, nhất định phải giúp tôi”, “bạn tốt như vậy, chắc chắn không thể cự tuyệt tôi!”, “Bạn tốt như vậy, sao có thể thấy cần mà không cứu?”…

Rất nhiều khi chúng ta sẽ nghe những câu nói dạng này. Một số người do lòng không cứng rắn, hoặc vì nể mặt, hay vì thể diện mà không đành từ chối. Nhưng nếu nghĩ kỹ sẽ thấy: tôi tốt, là nhất định phải giúp bạn sao? Không lẽ nhờ giúp bạn, tôi mới được xem là người tốt?

Cho nên nếu được, hãy là một người lương thiện sắc sảo và có lập trường, biết sử dụng trí tuệ trừng phạt điều xấu, biểu dương việc tốt. Hiền lành dễ thương với những người xứng đáng, cương nghị sắc bén với những điều tiêu cực. Luôn nhắc bản thân nuôi dưỡng một trái tim lương thiện, nhưng tùy người tuỳ việc mà thể hiện các mức độ khác nhau.

Vì nếu mình không có nguyên tắc, người ta sẽ đánh mất giới hạn. Khi việc tốt mà không có nguyên tắc, giúp đỡ lâu ngày sẽ trở thành gánh nặng. Một trái tim lương thiện có tầm nhìn sắc sảo mới là điều đáng quý.

Nếu chỉ có lương thiện mà không biết bảo vệ mình và những người xung quanh, rất khó đi xa trong thế giới gập gềnh nhiều khúc khủy này. Vì vậy áo giáp bảo vệ người lương thiện chính là trí tuệ và nguyên tắc, có hai thứ này mới có sức mạnh tiến xa trên con đường thiện nguyện.

Cầu chúc mỗi chúng ta đều có đủ hai thứ này, để trần gian không có ai vì lương thiện mà đánh mất niềm tin vào con người, vào cuộc đời và cuộc sống. 

Một ngày ăn mấy bữa là tốt?

Mỗi ngày người ta ăn mấy bữa? Không thể trả lời dứt khoát, nhưng nếu nhìn xung quanh ta, và rộng hơn, đất nước ta, thì theo phổ thông, đại chúng, dân mình thường ăn ngày 3 bữa.

Một ngày có ba buổi: sáng, trưa, tối, thì ắt phải có ba bữa ăn theo ba buổi của trời đất. Nếu số bữa ăn ít đi thì chuyện ăn xem như khác thường.

Tuy nhiên, sự khác thường có vẻ như càng ngày càng dễ thấy hơn, ngay ở nước ta. Một hiện tượng lặng lẽ, thanh thản chỉ có trong Phật giáo: tôi muốn nói đến những vị sư trong các chùa Nam tông, ăn mỗi ngày một bữa trước ngọ, theo truyền thống từ thời Đức Phật. Thời đó, Đức Phật cùng Tăng đoàn của Ngài, sáng tinh mơ đi vào xóm làng hay thị tứ để hoằng pháp và khất thực, rồi về tụ hội tại một trú xứ hay một gốc cây nào đó, thọ thực trước ngọ.

Nhiều người cứ đinh ninh rằng, quý sư chẳng qua vì tu mà chịu khổ (!?), ai ngờ thời đại văn minh tột bậc ngày nay lại có nhiều vấn nạn toàn cầu khiến các nhà lãnh đạo và giới khoa học lo lắng cho sự tồn vong của trái đất và sức khỏe của con người và chúng sinh: đó là sự tàn phá thiên nhiên, đó là màu xanh trái đất giảm đi, đó là con người ăn phóng túng và tham lam, đó là nạn đói và thiếu dinh dưỡng… nên đặt lại từ căn cơ, trong đó có chuyện ăn. Nhiều giải pháp được đặt ra: ăn đúng mực, ăn ít lại, ăn cân bằng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Bởi vậy mà một vị bác sĩ – tiến sĩ ở Nhật, một chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe trở nên nổi tiếng nhờ phương pháp… nhịn ăn!

Bác sĩ Yoshinori Nagumo đã quảng bá cách ăn, mỗi ngày ăn một và chỉ một bữa, và ông vẽ ra tương lai tươi sáng: bớt béo phì, cơ thể đẹp hơn và sống thọ hơn. Ông nâng chuyện ăn “khổ” như thế thành nghệ thuật, và ông đã cho xuất bản trên thế giới cuốn sách mà ông là tác giả: L’art japonais du jeûne (Nghệ thuật nhịn ăn).

Nhịn ăn mà nghệ thuật, vậy thì người đọc chắc cũng được trấn an.

Bác sĩ Yoshinori Nagumo là người tiên phong phát triển khái niệm nhịn ăn Nhật Bản bằng cách kết hợp các nguyên tắc nhịn ăn cách quãng với truyền thống ăn uống điều độ của Nhật Bản.

Trái ngược với các phương pháp nhịn ăn nghiêm ngặt khác, cách nhịn ăn Nhật Bản dựa vào cách tiếp cận khoan dung hơn, không hàm ý các khoảng thời gian dài thiếu thức ăn. Cách tiếp cận mới mẻ này đã thu hút sự chú ý của nhiều “tín đồ” sức khỏe và hưng vượng đang tìm kiếm một phương pháp nhịn ăn dễ dàng thích nghi hơn với lối sống của họ.

Làm thế nào để thực hành nhịn ăn kiểu Nhật đúng cách?

Nhịn ăn theo kiểu của người Nhật chủ yếu là hạn chế tiêu thụ thực phẩm. Điều này thường liên quan đến việc giảm thời gian ăn xuống còn một bữa mỗi ngày. Bác sĩ Nagumo khuyên bạn nên ăn bữa tối để giúp cho giấc ngủ tốt.

Ý tưởng là cho phép cơ thể dành nhiều thời gian hơn ở chế độ nhịn ăn, từ đó cải thiện độ nhạy insulin, giúp giảm cân và khuyến khích autophagie – một quá trình tái tạo tế bào có lợi.

Để thực hành nhẹ nhàng, tốt nhất là bắt đầu giảm lượng thức ăn nạp vào. Ví dụ, bạn có thể loại bỏ từ từ một số món ăn nào đó, như món dẫn nhập, món khai vị hoặc món tráng miệng. Cũng nên giảm khối lượng khẩu phần bằng cách điều chỉnh theo nhu cầu của bạn.

Bằng cách hạn chế lượng thức ăn của bạn chỉ một bữa mỗi ngày, điều chính yếu là phải chăm chút chất lượng thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng của bữa ăn. Ngoài ra, điều cần thiết là phải giữ nước trong thời gian nhịn ăn bằng cách uống nhiều nước và trà thảo dược không đường để tránh mất nước.

Những lợi ích sức khỏe

Nhịn ăn Nhật Bản có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Ngoài việc hỗ trợ giảm cân và dè chừng cân nặng, phương pháp nhịn ăn vừa phải này có thể giúp cải thiện tiêu hóa và điều chỉnh sự trao đổi chất. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhịn ăn cách quãng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và huyết áp.

Mặt khác, cách nhịn ăn kiểu Nhật Bản có thể có lợi cho tinh thần sáng suốt và định tâm, vì cơ thể dùng năng lượng theo cách hiệu quả hơn trong những chu kỳ nhịn ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả có thể khác nhau từ người này sang người khác. Điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi bắt tay vào bất kỳ chế độ nhịn ăn nào.

Nhịn ăn kiểu Nhật Bản không phải là một cách tiếp cận phù hợp với tất cả. Một số người trên 50 tuổi có thể thấy có lợi khi điều chỉnh thời gian nhịn ăn hoặc chọn phương pháp nhịn ăn ít thường xuyên hơn, dựa trên nhu cầu cá nhân của họ.

Chống chỉ định chung

Mặc dù nhịn ăn kiểu Nhật Bản được coi là một phương pháp vừa phải và an toàn đối với hầu hết mọi người, nhưng có một số hoàn cảnh có thể không phù hợp. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, những người bị rối loạn ăn uống, những người có vấn đề về trao đổi chất hoặc nội tiết tố đáng kể, cũng như người già và trẻ em nên tránh thực hành nhịn ăn kiểu Nhật.

Cũng rất cần lắng nghe cơ thể của bạn trong thời gian nhịn ăn. Nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng hoặc bất kỳ cảm giác bất thường nào khác, vậy thì phải kết thúc nhịn ăn và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

Bắt đầu dần dần

Tốt nhất là không nên nhịn ăn theo kiểu Nhật nghiêm ngặt ngay từ đầu, đặc biệt nếu bạn không quen với việc nhịn ăn. Nên bắt đầu bằng cách giảm dần lượng thức ăn trong khoảng thời gian nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Ưu tiên dinh dưỡng

Hãy chắc chắn rằng bữa ăn của bạn trong thời gian ăn có chứa thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Khi con người già đi, sự thiếu hụt dinh dưỡng nhất định có thể thường xuyên hơn. Hãy chăm chút nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn để tránh sự thiếu hụt tiềm ẩn.

Nhịn ăn kiểu Nhật không phải là một giải pháp kỳ diệu, và nó phải đi kèm với chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên để đạt được kết quả lâu dài.

Trong sách L’art japonais du jeûne, bác sĩ Yoshinori Nagumo đã chủ trương đi ngược lại thói quen tiêu thụ của chúng ta lâu nay cho rằng việc ăn 3 bữa một ngày là bình thường và nhất là tốt cho cơ thể. Chúng ta cứ quen với việc ăn vào một thời điểm nhất định, đôi khi ăn mà không đói, chẳng qua chỉ vì đó là lúc ăn theo tập quán…

Chúng ta bị cai trị một mặt bởi thói quen, nhưng mặt khác cũng bởi tham ăn. Không thể kiềm chế cảm giác thèm đường, muối và chất béo, chúng ta – đôi khi không nhận thức được điều đó – vượt quá ngưỡng no, do đó trớ trêu thay, chúng ta đặt cơ thể vào tình huống xấu. Kết quả là, điều này dẫn đến lão hóa sớm các cơ quan, làn da, sự xuất hiện của các bệnh và do đó có thể gây ra cái chết sớm (ung thư, đột quỵ, tiểu đường, v.v.).

Ông trần tình: “Thói ăn quá nhiều, không thích đáng, có thể dẫn đến béo phì, đã ăn sâu vào xã hội của chúng ta. Chỉ ăn một bữa mỗi ngày, nghe có vẻ không tự nhiên, đi ngược lại lẽ thường, tuy nhiên, tiêu thụ một bữa ăn mỗi ngày cho phép cơ thể sử dụng các gen dành dụm của nó, vốn không hoạt động trừ khi đói hoặc lạnh. Cơ chế như vậy chuyển sang chế độ ‘sinh tồn’, kích hoạt một loại gen gọi là ‘la fontaine de Jouvence’ (suối thanh xuân), được gọi theo khoa học hơn là sirtuin”.

Bác sĩ Nagumo Yoshinori cũng cho biết ông chỉ ăn một bữa mỗi ngày (vào buổi tối, vì ông thường được mời ăn tối bên ngoài), và trên hết, ăn hết cả trái và rau quả, tức là ăn cả vỏ. Ông giải thích sự cần thiết này bởi thực tế là chúng có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chữa bệnh trong vỏ trái cây.

Trong thời đại ngày nay, cách nhịn ăn kiểu Nhật Bản của Tiến sĩ Nagumo Yoshinori là bài học và lời khuyên quý báu cho những người gặp vấn đề về sức khỏe do ăn uống vô độ, thừa thãi, thiếu kiềm chế, cho dầu chuyện ăn ngày một bữa cũng rất khó, nhất là ban đầu.

Qua cách ăn này, phải chăng ta có thể đặt câu hỏi lựa chọn: Ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày là tốt? Bình thường 3 bữa? có thể 2 bữa? có thể vào giai đoạn nào đó ăn 1 bữa? Phải chăng ít hay nhiều bữa (không quá 3) là do thể trạng và hoàn cảnh của từng người, miễn sao sức khỏe thể chất và tinh thần tốt?

Suy cho cùng, Phật tử chúng ta trở về lại căn cơ của vấn đề (nỗi khổ) mà Đức Phật nêu ra: Tham – Sân – Si, trong đó tham ăn cũng là nhân của Khổ. Một cách đơn giản, Đức Phật đã dạy vua nước Kosala:

Thời Đức Phật đang ở Sàvatthi – kinh đô của vương quốc Kosala, vua nước này thường đến gặp Ngài để nghe pháp. Nhà vua là người ham mê ẩm thực và thường ăn thỏa thích những gì mình muốn. Một hôm, sau bữa ăn thịnh soạn, no nê, vua Pasenadi đến đảnh lễ Phật và ngồi xuống một bên.

Đức Phật bèn nói bài kệ:

“Con người thường chánh niệm

Được ăn, biết phải chăng

Chừng mực, cảm thọ mạnh

Già chậm, tuổi thọ dài”.

Sau này nghe lời Phật, vua Pasenadi tuần tự hạn chế, cho đến khi chỉ ăn nhiều nhất là một nàlika (một ống, một chai – theo Tự điển Pali-Việt – có thể hiểu là lượng ít).

Một thời gian không lâu, vua nhận thấy thân thể mình trở nên khỏe mạnh. Ông sung sướng thốt lên: “Ôi, thật sự Đức Thế Tôn đã thương tưởng nghĩ đến lợi ích cho ta, cả hai đời hiện tại và vị lai!”.

(Theo Tương ưng bộ I, chương 3, phẩm 2, phần Đại thực)

Vậy thì, ăn cho sướng, ăn cho đã, đâu phải là thưởng xuân?

———————————

Tài liệu tham khảo:

Jeûne Japonais – Un Allié Minceur Très Modéré; website happy-50plus.com.

Livre // “L’art japonais du jeûne” du Dr NAGUMO Yoshinori; website japanmagazine.fr.